Người ngoài hành tinh liên lạc, hay một trạm sạc điện phi thuyền cách trái đất 4.200 năm ánh sáng?

29/02/2024 - Lượt xem: 86

Công bố thiên văn chấn động năm 2022: Ngọn đèn chớp cách 4.200 năm ánh sáng, khoảng 40.000 tỷ km. Các nhà khoa học tự hỏi, đây là người ngoài hành tinh liên lạc, hay một trạm sạc điện phi thuyền giữa các vi sao của nền văn minh ngoài Trái đất?

Người ngoài hành tinh liên lạc, hay một trạm sạc điện phi thuyền cách trái đất 4.200 năm ánh sáng? (Ảnh: Pixabay)

Theo lời tỷ phú Elon Musk, nhân loại đầu tiên phải thuộc địa hoá sao Hoả mới có thể tiến vào vũ trụ. Điều đó có nghĩa là không phải lúc nào cũng sử dụng được năng lượng của trái đất, và nó cũng không đủ cho con người dùng. Vậy liệu trong vũ trụ này, có nguồn năng lượng nào có thể cho con người dùng mãi không hết không? Đương nhiên là có khả năng đó, chỉ là vấn đề con người có thể sử dụng chúng được hay không.

Trạm sạc điện Tesla cách chúng ta 4.200 năm ánh sáng

Vào tháng 1 năm 2022, tạp chí Nature đã đăng một bài viết về việc nhà thiên văn học người Úc Natasha Hurley-Walker đã quan sát được một hiện tượng đặc biệt. Bà đã dùng kính viễn vọng vô tuyến, nhìn thấy được nơi cách Trái đất 4.200 năm ánh sáng, cách khoảng 40.000 tỷ km, có một vật thể liên tục phát ra ánh sáng dạng xung, trên bầu trời thường xuyên có loại ánh sáng này. Nó giống như một loại năng lượng bùng nổ.

Các nhà thiên văn học gọi chúng là chớp sóng radio (Fast radio burst - FRB) nhưng nó thường kéo dài trong khoảng thời gian ngắn, chỉ có vài giây. Mặc dù thời gian cực ngắn, nhưng năng lượng vô cùng mạnh mẽ, một lần chớp sóng radio như thế, tương đương với tổng hợp năng lượng do mặt trời sản sinh ra trong 80 năm.

Mặc dù thời gian cực ngắn, nhưng năng lượng vô cùng mạnh mẽ, một lần chớp sóng radio như thế, tương đương với tổng hợp năng lượng do mặt trời sản sinh ra trong 80 năm. (Ảnh: Pixabay)

Nhưng lần phát hiện chớp sóng radio này hoàn toàn khác so với những lần trước đó. Lần này cứ khoảng 18 phút lại xảy ra chớp sóng một lần, và mỗi lần kéo dài từ 30 giây tới một phút, có thể tưởng tượng năng lượng nó phát phóng ra mạnh tới nhường nào. Nhóm nghiên cứu của nhà thiên văn học Walker rất vui mừng, vấn đề đầu tiên họ băn khoăn là: đây là tình huống gì, lẽ nào là người ngoài hành tinh ở cách 40.000 tỷ km gửi tín hiệu điện báo không gian cho con người, giống như mã Morse.

Dĩ nhiên, đây cũng là một khả năng nhưng nó chỉ có thể viết trong những tiểu thuyết khoa học viễn tưởng, không thể xuất hiện trên mặt báo khoa học, dù chí ít là trình bày nó như một quan điểm chính cũng không thể, bởi vì các nhà khoa học hoàn toàn không có cách nào đưa ra giả thuyết để giải thích, chúng ta cũng không nắm được chế độ mã hoá của người ngoài hành tinh, không có chút kinh nghiệm nào về phương diện này, nên các nhà khoa học không thể đưa nó vào, vì nó không phù hợp với quy phạm bài viết khoa học. Mặc dù đây là một hướng dự đoán khá thú vị, nhưng nhóm của Walker đành phải bỏ qua nó, và chỉ đề cập tới nó như khả năng thứ hai, và vẫn phải đi tìm ra đáp án ở trong các giả thuyết truyền thống.

Khoa học chính thống giải mã

Bởi vì thiên thể liên tục phát ra ánh sáng dạng xung, nên giả thuyết đầu tiên của nhóm nhà nghiên cứu Walker cho rằng, đây là một sao neutron đang xoay. Sao neutron là một phát hiện quan trọng của thiên văn học vào những năm 60 thế kỷ trước.

Thông thường, vào những năm cuối của ngôi sao này, sẽ xảy ra hai tình huống, một là những ngôi sao có số lượng nhỏ sẽ suy sụp hấp dẫn thành Sao lùn trắng. Mặc dù là số lượng nhỏ, nhưng so với trái đất chúng ta, nó to lớn vô cùng. Bởi vì định nghĩa nhỏ là chỉ cần nhỏ hơn mặt trời 8 lần thì được gọi là ngôi sao nhỏ. Trong gia đình hành tinh, mặt trời của chúng ta có kích cỡ nhỏ, và mang cái tên là Sao lùn vàng. Tình huống thứ hai là ngôi sao có kích cỡ gấp khoảng 8-30 lần mặt trời, đi tới quá trình kết thúc của tiến hoá sao, và xảy ra vụ nổ lớn. Đây chính là supernova explosion (vụ nổ lớn kết thúc cuộc đời các sao) được nói tới trong thiên văn học. Sau lần phát sáng cuối cùng kết thúc, nó sẽ thu nhỏ lại là sao neutron, mật độ của sao neutron cực lớn, chỉ sau hố đen. Sao neutron sẽ xoay chuyển không ngừng, phát ra một loại ánh sáng dạng xung.

Vậy sự suy sụp hấp dẫn là gì? Nói một cách đơn giản, đó là sau khi một ngôi sao đã cạn kiệt tất cả nhiên liệu, nó không cách nào chống lại lực hút từ trung tâm, vật chất còn lại của ngôi sao sẽ hướng tới trung tâm và thu nhỏ lại.

Sau khi một ngôi sao đã cạn kiệt tất cả nhiên liệu, nó không cách nào chống lại lực hút từ trung tâm, vật chất còn lại của ngôi sao sẽ hướng tới trung tâm và thu nhỏ lại. (Ảnh: Pixabay)

Vậy sự suy sụp hấp dẫn sẽ có hậu quả gì? Chúng ta xem, nếu một ngôi sao lớn gấp 8 lần mặt trời, suy sụp thành một ngôi sao neutron, thì sẽ thế nào? Ngôi sao đó có đường kính khoảng 30.000 km, trọng lượng khoảng 15,9x 1030 kg, sau khi nó sụp thành sao neutron, liền biến thành ngôi sao khối lượng khổng lồ như thế nhưng với đường kính rất nhỏ, chỉ khoảng 10km, với mật độ rất đáng sợ. Một cm khối vật chất trên một ngôi sao neutron nặng khoảng 3 tỷ tấn.

Chúng ta thường hay ví von: nặng như núi Thái Sơn. Đá trên núi Thái Sơn chủ yếu là đá gneiss biến chất từ đá granite. Dựa trên mật độ của loại đá này và thể tích chung của núi Thái Sơn, ước tính sơ bộ trọng lượng của núi là khoảng 140 tỷ tấn. Nếu như nó suy sụp thành ngôi sao neutron thì sẽ lớn thế nào? Nó sẽ chỉ khoảng vào 47 ml, tương đương một tách cà phê espresso, chỉ có điều bạn sẽ không bao giờ có thể cầm được tách cà phê đó bởi nó nặng tới 140 tỷ tấn.

Quay trở lại phát hiện về sao neutron của nhóm nghiên cứu của nhà thiên văn Walker. Họ đã rất nhanh phát hiện ra rằng, ngôi sao neutron này không giống với các sao neutron khác. Sao neutron thông thường tự chuyển động rất nhanh, mỗi giây có thể quay được vài vòng tới vài chục vòng, có thể nói còn nhanh hơn con quay. Nhưng tốc độ xoay chuyển của sao neutron này lại chậm hơn rất nhiều, khoảng mỗi 18 phút mới sáng lên một lần, mỗi giờ phát sáng 3 lần, tương đương với việc nó cứ một giờ mới quay được 3 vòng.

Vì vậy nhóm nghiên cứu nghi ngờ đây là một loại sao từ (magnetar), nó cũng là một loại sao neutron, có điều nó có độ từ tính rất cao, tốc độ xoay chuyển chậm hơn sao neutron thông thường rất nhiều. Nhưng nhóm nghiên cứu cũng thấy điểm không hợp lý, bởi ánh sáng của sao từ chỉ duy trì trong vài mili giây, nhưng thời gian ngôi sao này phát sáng mỗi lần có thể kéo dài từ 30-60 giây, vượt xa sao từ. Với ngôi sao này, dù nhìn từ góc độ nào cũng thấy nó đều rất kỳ lạ.

Vì vậy, trong bài viết của mình, Walker đã định nghĩa ngôi sao này là ‘sao từ chu kỳ siêu dài’ (ultra long period magnetar), nhưng bà cũng hiểu rõ rằng, dùng sao từ để giải thích hiện tượng phát sáng đặc biệt này vẫn khá là gượng ép, đặc biệt là vị trí trên ngôi sao này phát ra sóng điện rất đặc biệt. Sóng xạ điện được phát ra từ hai cực nam bắc của nó, chưa nói tới tín hiệu siêu sáng mà tính quy luật của nó cũng rất mạnh, cứ mỗi 18 phút 11 giây lại bật một lần và mỗi lần kéo dài 30-60 giây, sau đó lại đóng lại. Nó giống như ánh sáng quay ở trên đỉnh tháp của đèn hiệu điều hướng sân bay của chúng tôi, nó nhấp nháy không ngừng, phát ra tín hiệu. Thông qua chu kỳ, tần số và màu sắc phát sáng của đèn mà các phi công biết được tình huống đường bay và phương vị phía trước. Nhưng sao từ thông thường nó không có tính quy luật như thế. Hơn nữa, điều kỳ lạ nhất và không giải thích được là, từ sau năm 2018, ngôi sao này đã biến mất trong không gian rộng lớn, nhóm nghiên cứu không thể chụp được bóng dáng của nó.

Sau khi bài viết của Walker xuất hiện, nó đã gây chấn động trong giới thiên văn học. Mọi người đều biết dùng sao từ để giải thích cho sự bùng nổ của năng lượng vừa nhanh chóng vừa bí ẩn này, thực ra không thể nói rõ được. Đúng lúc mọi người đều đang bối rối khó hiểu, có người đã đứng ra và đưa ra một cách giải thích khác.

Mọi người đều biết dùng sao từ để giải thích cho sự bùng nổ của năng lượng vừa nhanh chóng vừa bí ẩn này, thực ra không thể nói rõ được. (Ảnh: Pixabay)

Trạm sạc cho phi thuyền giữa các vì sao của nền văn minh ngoài Trái đất?

Giáo sư khoa học Avi Loeb của Đại học Harvard đã mở ra ba loại giả thuyết, và chúng đều có liên quan tới sinh mệnh trí tuệ ngoài Trái đất, đều không cho rằng sự phát phóng năng lượng bất thường này là một hiện tượng tự nhiên đơn thuần. Giả thuyết thứ nhất, giáo sư Loeb cho rằng đây là sóng điện đến từ sinh mệnh ngoài trái đất. Giả thuyết thứ hai cho rằng nó là ngọn hải đăng của các vì sao. Giả thuyết thứ 3 quan trọng nhất, cho rằng đây có thể là thiết bị động lực thuyền ánh sáng, cung cấp điện cho phi thuyền ngoài hành tinh.

Giáo sư Loeb là một nhân vật có uy tín trong giới vật lý vũ trụ đương đại, ông là một trong những người ủng hộ tích cực nhất về sự sống ngoài Trái đất. Tại đại học Harvard, ông thường lập ra một Dự án gọi là Galileo, chuyên dùng các phương cách để tìm kiếm các sinh mệnh ngoài và kỹ thuật ngoài Trái đất. Giáo sư Loeb cho rằng, nếu như có tàu tuần dương giữa các vì sao của văn minh ngoài Trái đất đang ngao du trên không, thì chắc hẳn sẽ cần phải có máy sạc điện không gian, giống như trạm xăng dành cho ô tô chạy nhiên liệu của chúng ta, hay như trạm sạc cho xe điện của Tesla.

Chớp sóng radio tốc độ nhanh này trong không gian là năng lượng tuyệt vời, nó có thể đẩy được một con tàu vũ trụ hàng triệu tấn. Nếu như có rất nhiều phi thuyền của văn minh ngoài Trái đất đang ngao du trên không, thì sẽ cần phải thiết lập rất nhiều hệ thống trạm sạc trên đường. Trạm sạc loại này có thể đã được trang bị loại đèn hải đăng điều hướng. Điều này có thể giải thích được hiện tượng đèn hải đăng đặc biệt mà nhóm của nhà thiên văn Walker đã phát hiện ra, và cũng có thể giải thích được tại sao sự bùng nổ năng lượng nhanh chóng và bí ẩn này lại lặp lại liên tục, nhịp nhàng. Đó là vì phi thuyền vũ trụ tới sạc điện và nó tuân theo thứ tự và tần suất nhất định để tới sạc điện.

Vậy tại sao sau năm 2018, người ta lại không tìm thấy ngôi sao đó nữa, không còn thấy tín hiệu của nó nữa? Điều này cũng có giải thích được đưa ra. Đó là vì có thể không có phi thuyền đi qua đây, nên trạm sạc tạm thời đóng cửa, giống như trạm xăng ở đoạn đường hẻo lánh, không có mấy xe đi qua, việc kinh doanh tiến triển chậm nên tự nhiên sẽ tạm đóng trạm lại.

Những giả thuyết của giáo sư Loeb đưa ra mang đầy tính tưởng tượng, mặc dù nghe rất huyền hoặc, nhưng nó lại có thể giải thích được những điều khó hiểu. Tuy nhiên, mọi người đều tin vào khoa học, và cần có sự quan sát và số liệu để củng cố cho các giả thuyết trên.

Tại vị trí gần Mặt trời, NASA đã phát phóng ra hai vệ tinh để theo dõi kịp thời tình trạng bề mặt của Mặt trời. Đoạn video này là hình ảnh một trong hai vệ tinh đã ghi lại được vào tháng 3 năm 2020. Mọi người phát hiện ra một vật thể hình tròn, rất giống trạm vũ trụ trong phim Elysium, vật thể như cái đĩa này như đang lao về phía mặt trời. NASA phát hiện nó đang phát ra một dạng sóng giống sóng vô tuyến. Sau khi đoạn video này được truyền ra, nó đã gây chấn động trên toàn thế giới, mọi người đều tự hỏi nó rốt cuộc là cái gì, nó lao về phía mặt trời, và nó muốn làm gì với mặt trời của chúng ta?

Vì vậy, các nhà khoa học đã đưa ra một vài phỏng đoán:

  1. Nó có thể là một ngôi sao bí ẩn trong không gian vũ trụ, trên đường đi qua không để ý đã bị kéo vào trường hấp dẫn của mặt trời. Nhưng lý do dễ nghĩ tới nhất này lại bị phủ định đầu tiên. Bởi vì kích thước của vật thể giống cái đĩa quá lớn, dường như còn lớn hơn cả sao Kim. Nếu như có một thiên thể lớn như thế va vào hệ mặt trời, lực hấp dẫn của nó sẽ gây ra xáo động rất lớn đối với Hệ mặt trời. Chúng ta cũng không thể nào trong thời gian dài như thế mà không quan sát ra nó.
  2. Đây không phải là thiên thể thực, mà là quang ảnh của sao Kim hoặc Trái đất phản xạ lại. Tuy nhiên giả thuyết này cũng rất kỳ lạ, bởi vì vật thể hình đĩa, cho dù nhìn vào quỹ đạo của nó hay hình dạng của nó, đều không giống với hình dáng của tinh cầu nào cả.
  3. Giả thuyết có tính tưởng tượng nhất, lại là cách nhìn có tính logic nhất, đó là nó chính là một phi thuyền vũ trụ, và nó đang tận dụng vùng phát sáng trên bề mặt của mặt trời để sạc điện

Vậy vùng phát sáng của mặt trời là gì? Nó là một sự phun trào dữ dội của năng lượng bức xạ điện từ, có cơ chế giải phóng năng lượng tương tự với chớp sóng radio của sao neutron đề cập ở trên. Vật thể hình đĩa nhìn có kích thước rất lớn, rất có thể bởi vì nó gần ống kính máy ảnh hơn nhiều so với sao Kim. Nói một cách đơn giản, lợi dụng vùng phát sáng mặt trời để sạc điện, nó là phiên bản nâng cấp thứ n của xe điện Tesla. Đó là một con tàu vũ trụ điện.

Trạm sạc Tesla quy mô vũ trụ không phải để sạc điện cho xe điện Tesla, mà để sạc điện cho phi thuyền vũ trụ cực lớn, một máy sạc điện, một ngôi sao lớn như thế, liệu loại kỹ thuật văn minh như thế có khả năng tồn tại không? Có nhà khoa học nhận định rằng khả năng đó rất lớn.

Một máy sạc điện, một ngôi sao lớn như thế, liệu loại kỹ thuật văn minh như thế có khả năng tồn tại không? (Ảnh: Pixabay)

Cấp năng lượng của nền văn minh vũ trụ

Năm 1964, nhà vật lý thiên thể học Xô Viết Nikolai Semyonovich Kardashev đã đưa ra chỉ số Kardashev để đánh giá đẳng cấp văn minh. Ông căn cứ vào mức năng lượng mà một nền văn minh có thể sử dụng để phân văn minh ra ba tầng cấp:

Nền văn minh loại cấp I có thể dễ dàng kiểm soát tất cả năng lượng sẵn có của ngôi sao mẹ. Lấy trái đất làm ví dụ, khi nhân loại chúng ta có thể nắm vững được các lực lượng tự nhiên không đoán trước được như núi lửa, địa nhiệt, thuỷ triều…Khi núi lửa và thủy triều phát điện, trở thành nguồn năng lượng chính của con người, chúng ta sẽ bước vào nền văn minh cấp I. Khi đó, con người không cần đào mỏ than, cũng không cần mạo hiểm nguy cơ ô nhiễm môi trường để xây dựng nhà máy điện hạt nhân.

Vậy nếu thăng cấp lên nền văn minh cấp II sẽ như thế nào? Nếu như nhân loại chúng ta có thể đạt tới tầng đó, sẽ có thể dễ dàng kiểm soát tất cả nguồn năng lượng trong Hệ mặt trời, đương nhiên đối tượng khai phát năng lượng chủ yếu là mặt trời. Khối lượng của mặt trời chiếm tới trên 99% khối lượng Hệ mặt trời này của chúng ta, bản thân nó vốn cực lớn, còn có các lò phản ứng tổng hợp hạt nhân cháy hàng tỷ năm. Muốn có những kỹ thuật có thể trực tiếp thu thập năng lượng từ phản ứng mặt trời, chúng ta có thể đạt tới đẳng cấp như đề cập ở trên, là lợi dụng vùng sáng mặt trời để sạc điện. Ở trình độ thấp nhất, từ chỉ tiêu năng lượng mà xét, thì văn minh nhân loại có thể kéo dài vĩnh viễn sánh cùng trời đất.

Nếu như có thể thăng lên tới nền văn minh cấp III thì càng tuyệt vời. Toàn thể năng lượng của Hệ Ngân Hà đều có thể sử dụng cho nhân loại. Ước tính có khoảng 1,5-4 tỷ ngôi sao trong Dải Ngân Hà hoạt động giống như mặt trời - Sao lùn vàng. Thậm chí nếu hàng tỷ năm sau, khi hydro trong mặt trời cháy hết, ngừng cháy, thì trong Dải Ngân Hà vẫn còn có nhiều ngôi sao trẻ hơn mặt trời, có thể được sử dụng cho nhân loại, biến chúng từ những ngôi sao xa xôi thành ‘mặt trời của chúng ta’.

Không chỉ những ngôi sao sống mới có thể trở thành mặt trời của chúng ta, các ngôi sao sau khi chết đi, sinh ra các ngôi sao neutron, năng lượng mà chúng phát phóng ra thậm chí có thể sử dụng cho con người, trở thành trạm sạc điện Tesla không gian của chúng ta. Nếu như thăng cấp tới đẳng cấp văn minh như thế, thì xem ra sẽ không còn là xã hội nhân loại nữa, mà sẽ tồn tại như Thần. Còn nếu như theo con đường khoa học ngày nay mà đi thì không biết chúng ta phải đi tới khi nào, có thể con người phải xem xét lại tất cả những hiểu biết của mình về vũ trụ, bản thân và sinh mệnh, cải tạo một cách căn bản thì mới có khả năng tiếp cận tới mục tiêu lớn đó.

Vậy văn minh hiện tại của chúng ta đang ở cấp độ nào? Căn cứ theo chỉ số Kardashev, nhân loại chúng ta đang cố gắng tiến tới văn minh cấp I, nhưng vẫn còn xa mới đạt tới. Giống như vụ phun trào núi lửa Tonga gần đây, chúng ta không thể dự đoán được, cũng không thể tận dụng năng lượng nó phát phóng ra, vì vậy rõ ràng theo chỉ số Kardashev, nhân loại mới chỉ đang trên đường chạy tới văn minh cấp I, và vẫn chưa đi được nửa đường, hơn nữa việc thăng cấp có thành công hay công, còn cần sự cố gắng rất lớn phía trước!

Nguồn: NTDVN