Bí ẩn loài lươn cải lão hoàn đồng nhờ tam giác quỷ Bermuda

13/03/2024 - Lượt xem: 980

Đại dương bao la chứa đựng muôn vàn điều bí ẩn và kỳ thú. Không chỉ có loài lươn cải lão hoàn đồng, còn có loài lươn cả đời chỉ đứng im một chỗ chờ đồ ăn đưa đến miệng.

Cá tay hồng đi bộ dọc đáy biển và kỳ lạ hơn còn có một dòng sông nước ngọt ngày đêm vẫn chảy trong lòng đại dương.

Ảnh kênh TCT

Bí ẩn loài lươn cải lão hoàn đồng nhờ tam giác quỷ Bermuda

Sự thật lạ lùng ở tam giác quỷ Bermuda, đó là loài lươn Châu Âu, con người đáp lên mặt trăng, thám hiểm được sao hỏa và có thể giải thích được mọi thứ, nhưng chúng ta vẫn chưa thể biết được nguồn gốc thật sự của loài lươn này đến từ đâu, và cụ thể là chúng sinh sản như thế nào?

Vì khi tiến hành giải phẫu cơ thể của sinh vật này, các nhà khoa học không thể tìm thấy được bất cứ cơ quan sinh đẻ nào của cả giống lươn đực và giống lươn cái này.

Con người cũng chưa bao giờ quan sát thấy loài lươn này làm phối ngẫu với nhau ngoài tự nhiên, kể cả trong điều kiện nuôi nhốt dù được ghép đôi bao lâu đi chăng nữa, chúng cũng không hề giao lưu ghép cặp với nhau.

Tuy nhiên đây mới là điều bí ẩn, các nhà khoa học quan sát được trong một thời điểm giai đoạn cuộc đời của loài lươn này, chúng rời khỏi nơi sinh sống của mình là những con sông nước ngọt và tiến thẳng ra vùng biển ở tam giác quỷ Bermuda, sau đó thì chúng hoàn toàn biến mất và trở về lại là một thế hệ lươn hoàn toàn mới, trẻ, khỏe, cứ như đây là địa điểm giúp chúng cải lão hoàn đồng.

Ảnh chụp màn hình kênh TCT

Kỳ lạ là bằng cách nào đó, đám lươn sơ sinh này có thể đi trên đúng đoạn đường dài hơn 6400km đó để trở về các con sông nước ngọt, nơi chúng sinh sống trước đây.

Bằng chứng về loài lươn cải lão hoàn đồng càng minh chứng thêm cho những sự việc kỳ bí ở khu vực tam giác quỷ Bermuda là có căn cứ.

Như quý vị đã biết tam giác quỷ Bermuda là khu vực thường xuyên có khí cụ bay và tàu thuyền biến mất một cách không dấu vết. Các học giả uy tín cũng chưa thể giải thích hết những hiện tượng siêu nhiên ở tam giác quỷ Bermuda.

Kỳ lạ loài lươn cả đời chỉ đứng im một chỗ chờ đồ ăn đưa đến miệng

Ở ngoài khơi đảo Oahu là một vùng “thảo nguyên” dưới biển. Đây là nơi sinh sống của hàng trăm con lươn vườn Hawaii. Loài sinh vật này có bản tính nhút nhát, chỉ xuất hiện ở vùng biển Hawaii.

Sinh vật này thường tập trung ở phía đông trung tâm Thái Bình Dương. Do không di cư nên chúng hoạt động hạn chế, sống ở độ sâu từ 11 đến 53m, hình thành tổ hang trong cát. Con đực có thể đạt chiều dài tối đa gần 60cm.

Lươn vườn Hawaii chỉ xuất hiện khi mặt trời mọc và rúc vào hang lúc hoàng hôn khiến nó trở thành sinh vật hoạt động ban ngày. Thường hang của chúng có nhiều ở vùng nước nông, nhưng những hang kích thước lớn hơn lại nằm ở vùng nước sâu hơn.

Chúng chỉ vươn một phần cơ thể ra khỏi hang để ăn động vật phù du. Kỳ lạ ở chỗ, lươn vườn Hawaii dành cả đời chỉ đứng yên một chỗ nhằm cố gắng tránh ánh mắt của những con cá mập săn tìm mồi có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Khi gặp nguy hiểm, chúng lập tức thụt luôn xuống hang.

Nhờ dòng hải lưu mạnh mà lươn vườn Hawaii được mang thức ăn đưa đến tận miệng. Mỗi cá thể sẽ ở yên trong hang như thế, cả đời không di chuyển. Chúng sống theo đúng như câu tục ngữ há miệng chờ sung, nói vui chút là không làm mà vẫn có ăn.

Nhờ sở hữu đôi mắt lớn, lươn vườn Hawaii sớm phát hiện cá mập hổ đang lượn lờ săn mồi. Bất cứ khi nào thấy động, cả đàn đồng loạt rụt xuống hang.

Tuy nhiên, cá mập hổ chỉ lượn vòng quanh. Nó dường như không mấy để tâm tới hàng trăm sinh vật lươn mỏng manh bên dưới, mà hướng tới vị trí cách khoảng 800 km về phía tây bắc – nơi có bữa ăn phù hợp hơn. Nguy hiểm trôi qua, cả đàn lươn lại tiếp tục trồi lên.

Cá tay hồng đi bộ dọc đáy biển hiếm nhất thế giới bất ngờ tái xuất

Cá tay hồng đi bộ là loài động vật cực hiếm ở Australia. Nó vừa được phát hiện tại bờ biển Tasmania, sau 22 năm không xuất hiện.

Ảnh chụp màn hình kênh TCT

Cá tay hồng xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1999. Cho đến nay, người ta mới bắt gặp nó có 4 lần trong tự nhiên.

Lo ngại cho sự sống sót của cá tay hồng, giới chức trách Australia đã đưa nó vào danh sách động vật có nguy cơ tuyệt chủng.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết họ vừa tìm thấy cá tay hồng một lần nữa trong hình ảnh, do camera ghi hình dưới đáy biển sâu vào đầu năm nay tại một công viên hải dương Tasmania.

Những hình ảnh mới cho thấy cá tay hồng ở vùng biển sâu hơn và rộng hơn so với trước đây.

Các nhà khoa học từng cho rằng loài cá này sống ở vùng nước nông trong các vịnh – nhưng nay nó được tìm thấy ở độ sâu 150 m ngoài khơi bờ biển phía nam của Tasmania.

Đây là một khám phá thú vị, mang lại hy vọng về sự tồn tại lâu dài của cá tay hồng, vì rõ ràng chúng có môi trường sống và phân bố rộng hơn so với suy nghĩ trước đây.

Mang đúng những đặc điểm như cái tên của mình, cá tay hồng có những chiếc vây hồng đặc trưng trông rất giống bàn tay, giúp chúng “đi bộ” được dọc dưới đáy biển.

Cá tay hồng, lươn cải lão hoàn đồng hay lươn vườn Hawaii chỉ là một trong số vô vàn những bí ẩn của đại dương bao la. Đại dương chiếm 71% diện tích bề mặt trái đất, nơi đây có một quần thể sinh vật sinh sống phong phú, sôi động không kém gì bề mặt trái đất.

Phát hiện dòng sông nước ngọt nằm sâu trong lòng đại dương

Những dòng sông không khác gì trên đất liền, tồn tại trong lòng đại dương. Nghe thấy rất khó tin nhưng đó hoàn toàn là sự thật.

Ở bán đảo Yucatan, Mexico có một con sông ngầm nằm dưới lòng biển sâu. Con sông kỳ lạ này được đặt tên là Cenote Angelita có nghĩa là Thiên Thần Nhỏ.

Ảnh chụp màn hình kênh TCT

Nó được phát hiện bởi người thợ lặn Anatoly Beloshchin trong một lần bơi thám hiểm. Anh kể lại rằng: “Khi chúng tôi lặn đến độ sâu 30m, thì nước rất sạch và ngọt, nhưng xuống tới 60m nước đột nhiên trở nên mặn và tôi hết sức kinh ngạc khi nhìn thấy một dòng sông phía dưới, nó có cả hòn đảo giữa lòng sông, cây cối xung quanh.”

Từ lúc con sông ngầm dưới đại dương này được phát hiện và công khai thì lượng khách du lịch đổ về bán đảo Yucatan ở Mexico càng đông hơn.

Một du khách hồ hởi chia sẻ: “Có một con sông ở dưới nước? Tôi đã từng không tin vào chuyện nhảm nhí này cho đến khi tận mắt nhìn thấy các bức ảnh mà Anatony chụp lại. Thật kỳ diệu.”

Du khách đến đây tham quan được phép lặn xuống biển để tận mắt chứng kiến con sông thần kỳ này, chỉ cần họ đáp ứng được 3 điều kiện mà các nhà chức trách đưa ra.

Ảnh chụp màn hình kênh TCT

Một phải có kinh nghiệm lặn ít nhất 20 lần, Hai chỉ được lặn ở độ sâu tối đa 60m, Ba không được phép lấy bất cứ thứ gì dưới đáy biển lên.

Việc phát hiện ra một dòng sông nước ngọt dưới đáy đại dương đã là một điều kỳ lạ nhưng kinh ngạc hơn nữa, đây lại không phải là dòng sông dưới đáy biển duy nhất.

Theo tờ Telegraph thì các chuyên gia đến từ Đại học Leeds, Anh đã phát hiện một con sông thật sự dưới đáy Biển Đen.

Con sông này có dòng chảy riêng biệt, có đoạn uốn khúc giống hệt các con sông trên cạn. Tiến sĩ Dan Parsons – chuyên gia khoa Trái Đất và Môi trường của Đại học Leeds cảm thán nói: “Đây là lần đầu tiên chúng ta chứng minh được sự tồn tại của sông dưới đáy biển và đo được trực tiếp dòng chảy của nó.”

Các chuyên gia cho rằng, do nước trong sông có thể tích nặng hơn nước biển nên nó chìm xuống dưới, đồng thời trong dòng sông này còn chứa rất nhiều trầm tích.

Dòng sông có độ dài khoảng 60km, điều kinh ngạc là tốc độ dòng chảy của nó mạnh hơn cả tốc độ dòng chảy trên mặt đất. Người ta đo được tốc độ chảy của nó khoảng 6,4km/h, lưu lượng dòng chảy đạt mức 22.000 m3/giây – gấp 350 lần sông Thames ở Anh và 10 lần sông Rhine ở Châu Âu.

Các chuyên gia nhận định rằng nếu con sông dưới đáy biển Đen này mà ở trên cạn thì nó sẽ là con sông có lưu lượng dòng chảy lớn thứ 6 trên thế giới.

Tiến sĩ Parsons nói: “Những vùng bằng phẳng dưới đáy biển giống như các hoang mạc cằn cỗi trong thế giới nước, và dòng sông dưới biển có thể mang các chất dinh dưỡng cần thiết cho những sinh vật trong những hoang mạc ấy.

Điều đó có nghĩa là nó có vai trò rất quan trọng đối với biển, giống như các mạch máu trong cơ thể sống.”

Nguồn: VDH