Đảo Barsa-Kelmes bí ẩn: Cánh cửa sang không gian khác hay căn cứ mật của người ngoài hành tinh?

13/03/2024 - Lượt xem: 855

Người dân gần đảo Barsa-Kelmes cho biết họ thấy những sinh vật kỳ quái sống trên đảo, chúng nhiều và kỳ lạ như các sinh vật ở không gian khác. Các nhà thám hiểm cho biết đây là căn cứ mật của người ngoài hành tinh vì có sự xuất hiện của UFO.

Chính phủ cũng đã điều động xe tăng và trực thăng vào cuộc điều tra những vụ mất tích bí ẩn nhưng đều thất bại…

Ở vùng biển Aral thuộc Trung Á có hơn 1.000 hòn đảo lớn nhỏ. Nhưng không có hòn đảo nào bí ẩn và dị thường như hòn đảo Barsa-Kelmes. Cái tên Barsa-Kelmes theo tiếng Kazakh của người bản địa có nghĩa là hòn đảo “một đi không trở lại”.

Năm 1980, đảo chỉ có diện tích khoảng 133 km2.Nhưng khi biển trở nên cạn hơn thì diện tích đảo có phần tăng lên. Những cư dân đầu tiên trên đảo là người Kazakhstan. Họ mang đồ đạc, gia súc tới đảo sinh sống, nhưng nhiều năm sau đó tất cả đều chết.

Đảo Barsa-Kelmes. (Ảnh minh họa: Vô Vàn Kiến Thức)

Nguyên nhân của những cái chết bí ẩn này đến nay vẫn còn là một ẩn đố. Theo truyền thuyết, vào thế kỷ 13, người dân trên hòn đảo này buộc phải rời đi để tránh sự tàn sát của quân Mông Cổ. Sau một thời gian ngắn, họ quay trở lại hòn đảo, nhưng tất cả điều phải ngạc nhiên vì quang cảnh thay đổi đến lạ thường.

Cuộc sống trên đảo đã vô cùng khắc nghiệt, nơi đây chỉ có duy nhất một giếng nước ngọt. Nếu muốn có nhiều nước uống thì vào mùa đông phải làm tan băng đá rồi dự trữ cho cả năm. Do không thể thích nghi được với sự thay đổi quả lớn này nên họ quyết định chuyển đến một nơi khác sống. Từ đó hòn đảo này bị bỏ hoang.

Đảo Barsa-Kelmes: Cánh cửa dẫn đến một không gian khác?

Ở đảo Barsa-Kelmes, mây mù dày đặc thường xuyên bao phủ. Nơi đây được cho là thường xuyên xảy ra những điều quái lạ, không thể nào lý giải. Những điều kỳ lạ xuất hiện nhiều tới mức những cư dân sống gần hòn đảo đã gọi nó là “cánh cửa một chiều dẫn đến không gian khác”.

Cụ thể người dân kể: “Hòn đảo là nơi sinh sống của những sinh vật kỳ lạ, trước đây họ chưa từng thấy trước đây. Có những sinh vật tựa như chúng đến từ một hành tinh khác vậy. Họ nói rằng họ đã nhìn thấy những con chim khổng lồ bay quanh đảo, con rắn biển to lớn, con thằn lằn biết bay, quái thú cổ dài”…

Người dân cho biết hòn đảo Barsa-Kelmes: là nơi sinh sống của những sinh vật kỳ lạ, chưa từng thấy trước đây. (Ảnh minh họa qua Genk)

Hòn đảo được mệnh danh là nơi “Một đi không trở lại”

Điều kỳ lạ khác là bất kỳ ai ‘can đảm’ dám thám hiểm hòn đảo này đều có một kết cục bi đát “một đi không trở lại”. Họ biến mất một cách bí ẩn trên đảo và không ai biết điều gì đã xảy ra nữa.

Một sự kiện mất tích nổi tiếng ở hòn đảo này là vào năm 1959. Từ trước tới nay, đảo Barsa-Kelmes vẫn luôn ấm hơn các hòn đảo lân cận vào mùa Đông. Nhưng riêng năm 1959, hòn đảo lại thay đổi kỳ lạ, nó trải qua một mùa Đông lạnh giá và khắc nghiệt chưa từng có.

Khi ấy một số người sống gần hòn đảo nghĩ rằng nơi đây sẽ là chỗ lý tưởng để dự trữ và bảo quản thực phẩm. Đặt biệt là nguồn thủy sản mà họ đã đánh bắt được trước đó, để dành cho mùa xuân tới. Sau đó họ để những người đàn ông khỏe mạnh, mang thức ăn và thực phẩm cần dự trữ tới đảo. Tuy nhiên, mãi thời gian lâu vẫn không thấy họ quay về. Một cuộc tìm kiếm quy mô lớn được tổ chức nhưng không hề thấy bất kỳ dấu vết nào. Sau đó người dân báo vụ việc lên chính quyền để nhờ giúp đỡ.

Chính quyền Liên xô đã vào cuộc điều tra nhưng thất bại

Chính quyền Liên Xô khi ấy đã điều động 1 chiếc trực thăng để rà quét khu vực đảo, tìm kiếm những người mất tích. Nhưng khi máy bay tiến vào lớp sương mù thì các thiết bị trên khoang lái bị nhiễu loạn và dần hỏng từng thứ một. Sự cố bất ngờ này khiến 2 phi công buộc phải hạ cánh khẩn cấp.

Những báo cáo cuối cùng xuất hiện trong bộ đàm của họ khi đó là: “Họ nhìn thấy những vật thể bay hình elip xuất hiện mập mờ trong làn sương dày đặc. Ngay sau đó tín hiệu radio giữa căn cứ chỉ huy và trực thăng hoàn toàn im lặng“.

Sau khi chiếc trực thăng quân đội “biến mất” kỳ lạ, chính phủ lại tiếp tục điều động 1 chiếc xe tăng có gắn dây cáp dài, tiến vào khu vực hòn đảo này.

Đội do thám trên chiếc xe tăng được lệnh phải giữ liên lạc liên tục trong quá trình tiến vào lớp sương mù dày đặc. Tuy nhiên, điều kỳ dị lại tái diễn, tín hiệu radio lại im bặt sau khi xe tăng tiến vào đảo Barsa-Kelmes. Rốt cuộc những người bên ngoài cũng không biết bên trong hòn đảo này đang ẩn chứa điều gì bí ẩn.

Mãi đến khi người ta tiến hành kéo chiếc xe tăng trở lại bằng dây cáp, thì phát hiện bên trong xe hoàn toàn trống rỗng. Toàn bộ xe tăng như bị một lớp băng bao phủ. Qua khám xét, các mẫu vật nghi ngờ đều được đưa đến phòng thí nghiệm hiện đại ở Moskva tiến hành kiểm tra. Các nhà khoa học đã không thể tìm thấy bất cứ điều gì bất thường, như chất lạ, vật lạ hoặc manh mối quan trọng nào phục vụ cho cuộc điều tra.

Điều cuối cùng phi công trên trước trực thăng cứu nạn nhìn thấy là những vật thể hình elip xuất hiện mập mờ trong làn sương dày đặc (Ảnh minh họa)

Đảo Barsa-Kelmes: Căn cứ mật của người ngoài hành tinh?

Khi các nhà khoa học không thể giải thích được những hiện tượng bí ẩn và kỳ lạ của hòn đảo này, thì có nhiều người đồn đoán rằng những bí ẩn này liên quan đến UFO và căn cứ của người ngoài hành tinh.

Vadim Chernobrov – Nhà nghiên cứu UFO người Nga, sau khi tìm hiểu các tài liệu cũ liên quan đến các hiện tượng không thể giải thích tại hòn đảo Barsa-Kelmes, ông cho rằng: lớp sương mù kia chính là tấm chắn bảo vệ cho một căn cứ bí mật nào đó bên trong hòn đảo.

Theo đó, lớp sương mù dày đặc này có tác dụng vô hiệu hóa các thiết bị điện tử, nhằm chống lại sự xâm nhập không mong muốn từ bên ngoài.

Tuy nhiên, nhiều báo cáo cho biết khi tiến vào vùng sương mù này thì ngoài việc khiến tất cả các thiết bị hiện đại của con người bị vô hiệu hóa như đồng hồ đột nhiên ngừng hoạt động, kim la bàn xoay vòng vòng không thể định hướng, điều đáng sợ hơn nữa là người ta còn cảm thấy thời gian có lúc trôi rất chậm, có lúc lại trôi thật nhanh.

Cho đến nay số phận của những người bị mất tích trên hòn đảo và bí mật được che dấu trên đảo Barsa-Kelmes vẫn còn là một ẩn đố với nhân loại.

Nguồn: VDH