Chuyên gia Kinh Thánh: Rồng là có thật và từng cùng tồn tại với con người.

29/02/2024 - Lượt xem: 73

Ở phương Đông và phương Tây đều có những truyền thuyết liên quan đến rồng, nhưng hình tượng của chúng khác nhau. Một chuyên gia về Kinh Thánh ở Mỹ cho biết, rồng không chỉ là truyền thuyết, mà chúng là sinh vật có thật.

Những ghi chép trong Kinh Thánh, và các sử gia La Mã cổ đại có thể chứng minh rằng, chúng từng tồn tại cùng thời với con người.

Một chuyên gia về Kinh Thánh ở Mỹ cho biết, rồng không chỉ là truyền thuyết, mà chúng là sinh vật có thật.

Chuyên gia Kinh Thánh: Rồng là có thật và từng cùng tồn tại với con người

Theo tờ "Daily Express" của Anh, mọi người có thể thấy hình tượng kỳ vĩ của loài rồng từ tác phẩm văn học của tác giả người Anh JRR Tolkien cho đến bộ phim truyền hình Mỹ "Game of Thrones". Và ở châu Âu, châu Á, Trung Đông và Ai Cập cổ đại, truyền thuyết về rồng cũng đã tồn tại từ rất lâu.

Rồng thậm chí còn xuất hiện trong Kinh Thánh, riêng trong Cựu Ước, loài sinh vật đáng sợ này được nhắc đến hơn 20 lần.

Rồng thậm chí còn xuất hiện trong Kinh Thánh, riêng trong Cựu Ước, loài sinh vật đáng sợ này được nhắc đến hơn 20 lần. (Pixabay)

Tom Meyer, một giáo sư tại Trường Đại học và sau đại học Kinh thánh Shasta ở California, đã chỉ ra rằng từ rồng - dragon - (ở phương Tây) là một thuật ngữ mang tính khái quát, được sử dụng để mô tả các sinh vật có đủ hình dạng và kích cỡ. Cách dùng này cũng giống như từ khủng long - dinosaur, được sử dụng để mô tả nhiều loại sinh vật.

Meyer cho rằng cả ghi chép của các nhà sử học La Mã cổ đại và nội dung của Kinh Thánh đều có thể chứng minh rằng, rồng tồn tại cùng thời với con người, trong đó nổi tiếng nhất là câu chuyện về Thánh George giết rồng xuất hiện vào thế kỷ thứ ba.

Tuy nhiên, Meyer nói rằng rồng đã được đề cập trong nhiều tài liệu khác nhau từ rất lâu trước thời của Thánh George. Ví dụ, nhà văn kiêm chính khách La Mã cổ đại Marcus Tullius Cicero đã viết trong cuốn sách De Natura Deorum rằng, gió đã mang loài rắn bay từ sa mạc Libya đến Ai Cập.

Hàng trăm năm sau, nhà sử học La Mã Ammianus Marcellinus cũng đề cập rằng "đội quân loài rắn có cánh" xuất hiện từ vùng đất của Ả Rập.

Meyer nói: “Không chỉ các nhà sử học La Mã đã ghi lại những cuộc xung đột với rồng, mà rồng thường được nhắc đến trong Kinh Thánh, từ Sáng thế ký đến Khải huyền, tổng cộng xuất hiện 35 lần”.

Ông nói thêm rằng mặc dù chúng ta có thể không biết những con rồng được các nhà sử học La Mã cổ đại mô tả và loại được ghi chép trong Kinh Thánh khác nhau như thế nào, nhưng chúng ta có thể chắc chắn nói rằng rồng và con người đã cùng tồn tại.

Rồng trong các truyền thuyết phương Tây. (Pixabay)

1. Rồng là thú khổng lồ canh giữ báu vật:

Trường thi tự sự Beowulf viết vào thế kỷ thứ 8 là một thiên lâu đời nhất trong truyền thuyết viết bằng tiếng Anh cổ. Vũ đài câu chuyện ở Bắc Âu, nhân vật chính là anh hùng Beowulf dân tộc Gaystan trên bán đảo Scandinavie. Beowulf dũng mãnh vô song đã giành chiến thắng trong cuộc chiến dài đằng đẵng với Thụy Điển, ông đã tiêu diệt được quái vật đầm lầy và quỷ ăn thịt người lẻn vào cung đình, làm cho quốc gia trở nên thịnh vượng. Suốt 50 năm trị vì, con rồng phun lửa khổng lồ canh giữ kho báu quốc gia suốt 300 năm lại xuất hiện tấn công, Beowulf dẫn mọi người đánh vào sơn động của rồng khổng lồ, tấm lá chắn đã bảo vệ ông khỏi bị rồng lửa thiêu đốt. Ông đánh nhau với rồng lửa 3 hiệp, cuối cùng đánh một đòn trí mạng trúng rồng. Rồng khổng lồ bị chặt đầu, nhưng Beowulf cũng bị trọng thương, chất độc chảy vào trong cơ thể ông. Từ đó, người Đan Mạch coi Beowulf là người anh hùng vĩ đại nhất trong lịch sử.

2. Rồng là hóa thân của ma quỷ, Satan:

Tiết thứ 7 – 9, chương 12 của “Khải thị lục” của Kinh Thánh – Tân ước toàn thư viết: “Trên thiên thượng có chiến tranh. Michael và sứ giả của ông chiến đấu với rồng. Rồng cũng cùng với sứ giả của nó đi chiến đấu. Nhưng chưa chiến thắng, trên thiên thượng không còn có chỗ cho chúng nữa. Rồng khổng lồ chính là con rắn cổ đó, tên gọi ma quỷ, cũng gọi là Satan, mê hoặc khắp thiên hạ. Nó bị ném xuống mặt đất, sứ giả của nó cũng bị ném xuống đất”.

Kinh Thánh coi rồng là từ đồng nghĩa với ma quỷ, Satan, thú ma. Châu Âu coi tư tưởng Cơ Đốc giáo là chính luận duy nhất mà nói, rồng biến thành quái vật xuất hiện để nhân loại chịu ma nạn, mọi người thường rất sợ hãi rồng. Trong Khải thị lục, rồng có 7 đầu 10 sừng, có thể mê hoặc nhân tâm, khiến con người đi vào đường tà. 7 đầu tượng trưng cho 7 đại tội tuyệt đối không được phạm, 10 sừng tượng trưng cho 10 tội nhỏ có thể mắc phải. Những tội nhân bị mê hoặc dụ dỗ phạm tội sẽ cùng với rồng bị ném xuống đáy địa ngục.

3. Câu chuyện truyền kỳ giết rồng:

Vùng Catalunya Tây Ban Nha vốn là vùng đất trù phú rượu thơm trái ngọt hoa hương, một con rồng khổng lồ giỏi bay giỏi bơi lội đã phá hủy hết thảy. Nhân dân vì để cầu xin sinh tồn nên mỗi năm đưa 1 cô gái đến cho rồng làm vật tế. Một hôm, công chúa xinh đẹp cũng bất hạnh trở thành vật tế. Một võ sỹ trẻ thiện chiến nước Anh đã dốc sức đánh nhau với rồng khổng lồ. Anh dùng kiếm đâm vào tim rồng khổng lồ, trong chớp mắt, từ thân rồng máu tươi phun ra, nhuộm đỏ bãi cỏ xung quanh. Kết quả là trên bãi cỏ sinh ra những đóa hoa hồng đỏ thắm. Võ sỹ anh dũng đã cứu được công chúa, anh hái những bông hoa hồng tặng công chúa xinh đẹp. Hai người thề mãi mãi yêu thương nhau. Truyền thừa đến ngày nay, Catalunya lấy ngày này làm ngày kỷ niệm Thánh Sanctus Georgius giết rồng.

Nguồn: NTDVN